Những điều mẹ cần biết về sự tăng trưởng của trẻ sơ sinh

Thông thường 3 tháng đầu đời, trẻ tăng từ 1 – 1,2kg trên một tháng, 3 tháng tiếp theo tăng khoảng 6 lạng trên một tháng và càng chậm dần ở 3 tháng còn lại, với sự tăng trưởng chỉ 3 – 4 lạng trên một tháng.

Để hiểu thêm về sự tăng trưởng của trẻ sơ sinh như thế nào, các mẹ hãy cùng tham khảo một số thông tin qua bài viết dưới đây nhé.

Trẻ sơ sinh tăng trưởng như thế nào?

tre so sinh nang bao nhieu ki 600x400 - Những điều mẹ cần biết về sự tăng trưởng của trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh thường sẽ có cân nặng từ 3 – 3,5 kg và có thể bị tụt cân sinh lý từ 5 – 10 %

Thường thì khi bé mới ra đời sẽ có cân nặng từ 3 – 3,5 kg và bé có thể bị tụt cân sinh lý từ 5 – 10% cân nặng nhưng từ tuần thứ 2 trẻ sẽ tăng cân rất nhanh chóng.

Tuy nhiên  đối với những bé sinh đủ tháng mà nặng dưới 2,5 kg thì đó là tình trạng bé bị suy dinh dưỡng bào thai vì vậy mẹ cần chú ý về chế độ dinh dưỡng cho bé nhiều hơn để bé sớm cải thiện về sự tăng trưởng.

Mẹ có thể dựa vào các cột mốc để hiểu hơn về sự tăng trưởng của bé như:  Bé sau khi sinh được 10 – 14 ngày tuổi đang trong giai đoạn phục hồi cân nặng lúc sinh. Từ 5 – 6 tháng tuổi lúc này trẻ đã phục hồi gấp đôi lúc sinh và đến 1 tuổi là bé yêu nhà bạn đã lên gấp 3 so với cân nặng lúc sinh rồi đấy.

Tại sao trẻ sơ sinh lại chậm tăng cân?

Có rất nhiều lý do dẫn đến tình trạng trẻ bị chậm tăng cân như chế độ dinh dưỡng, các hoạt động thể chất, tiền sử sức khỏe hay rối loạn về tinh thần.

Tuy nhiên, tình trạng chậm tăng cân ở trẻ sơ sinh hay xảy ra nhiều nhất vẫn là nguyên nhân do bé ăn uống không đủ chất hoặc cơ thể không hấp thu cũng như sử dụng các chất dinh dưỡng không đúng cách.

Chính vì vậy, để cải thiện tình trạng này đối với trẻ sơ sinh thì trước hết mẹ nên trao đổi với bác sĩ để có phương pháp cải thiện tốt nhất cho sự tăng trưởng của bé.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh không đủ chất dinh dưỡng

cham soc tre so sinh 600x422 - Những điều mẹ cần biết về sự tăng trưởng của trẻ sơ sinh

Nguyên nhân khiến trẻ bị chậm tăng cân có thể do bé bị ốm, các chứng bệnh về đường ruột…

Bé cảm thấy khó khăn khi mút vú mẹ nên sự tiếp thu sữa của bé vào cơ thể còn kém. Nguyên nhân này có thể là do mẹ không đủ sữa hoặc sữa không chảy xuống.

Bé chỉ bú được lớp sữa đầu đã cảm thấy chán và không muốn bú nữa trong khi đó lớp sữa sau rất giàu calo hơn lớp sữa trước nên rất tốt  cho trẻ sơ sinh.

Nguyên nhân bé không nhận được lượng sữa có chất lượng tốt có thể là do mẹ bị đau,  stress hoặc mắc các bệnh về mạn tính nên quá trình tiết sữa sau sẽ bị cản trở.

Bé thường nhận ít sữa hơn một phần cũng là do nhu cầu nhận sữa của bé không được đáp ứng, có thể do mẹ quá tuân thủ theo đồng hồ khoa học mà quên mất rằng bé có thể đói bụng vào bất cứ lúc nào và rất sai lệnh với số giờ mẹ đặt ra cho bé bú.

Ngoài ra nguyên nhân bé bú kém có thể kể đến như bé trở nên mệt mỏi và buồn ngủ trước bé nhận đủ sữa mẹ, bé bị ốm, bé mắc các vấn đề về đường ruột như tiêu chảy, không dung nạp được sữa…

Dấu hiệu trẻ sơ sinh đã bú đủ

tang truong cua tre so sinh 600x562 - Những điều mẹ cần biết về sự tăng trưởng của trẻ sơ sinh

Cơ thể bé sẽ trở nên khỏe mạnh và tăng trưởng tốt hơn khi bé đã bú đủ

– Mẹ sẽ cảm thấy bầu ngực trở nên mềm hơn sau khi cho bé bú.

– Bé đi tiêu nhiều lần mỗi ngày ở tháng đầu tiên, sau một tháng tuổi tần suất đi tiêu của bé sẽ giảm.

– Khi cho bé bú, mẹ có thể nghe thấy tiếng bé mút sữa và nhìn thấy chuyển động quai hàm ở bé.

– Bé có thể làm ướt 6- 8 chiếc tã mỗi ngày nếu bé dung nạp được đủ lượng sữa vào cơ thể.

Giải pháp khắc phục tình trạng chậm tăng cân ở trẻ

tre so sing ngu khi bu me 600x426 - Những điều mẹ cần biết về sự tăng trưởng của trẻ sơ sinh

Nếu bé có xu hướng ngủ khi bú, mẹ có thể cù nhẹ vào chân để đánh thức bé tiếp tục bú

Nếu bé có xu hướng ngủ khi bú, mẹ có thể cù nhẹ vào chân để đánh thức bé tiếp tục bú, còn bé bú chưa đủ hai bên thì mẹ nên dùng tay vắt sữa ở bên ngực đang căng để kích thích sự sản xuất sữa mẹ vào lần sau cho bé bú.

Mẹ cũng có thể cho bé dùng thêm sữa ngoài hoặc các chế phẩm từ sữa như bột ngũ cốc hoặc các chất đạm, hoa quả tươi… để bổ sung dinh dưỡng khi bé đã bước vào độ tuổi ăn dặm.

Ngoài ra, mẹ cũng không nên quên 3 nhu cầu thiết yếu cần của trẻ như ăn, ngủ, vận động để bé có thể tăng trưởng một cách nhanh chóng và khỏe mạnh nhé.

Như Quỳnh (t/h)

 

 

 

 

 

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *